· Sinh ngày 01 - 11 - 1915,
· Tại Họ đạo Lương Hòa Hạ
· Ngày 01-03-1927: Vào Tiểu chủng viện Sàigòn
· Ngày 29-02-1934 : Đại chủng viện Sàigòn
· Thụ phong Linh Mục: 20-09-1941
· Từ năm 1941-1942: Phó xứ Mỹ Tho
· Từ năm 1942-1943: Giáo sư Tiểu chủng viện thánh Giuse Sàigòn
· Từ năm 1943-1958 : Chánh xứ Gia Định.
· Từ năm 1958 – 1964:Sang Pháp tìm hiểu và sống với tu hội Bác ái của Pháp (Foyer de Charité).
· Từ năm 1964 – 1965: Chánh xứ Tha La
· Từ năm 1965 – 1966: Chánh xứ Gò Dầu Hạ (Tây Ninh).
· Từ năm 1966: Đức cha cử linh mục Giacôbê Huỳnh Văn Của đương nhiệm Chánh Sở Gò Dầu Hạ giữ chức vụ Tổng Đại diện giáo phận.
· Từ năm 1966-1967: Chánh xứ Búng
· Từ năm 1967-1968 : Chánh xứ Lái Thiêu.
· Ngày 04 – 02 – 1976 - 08-06-1982 : Giám mục phó Phú Cường
· Từ năm 1978 – 1995 : Điều trị bệnh ở ngoại quốc.Tình trạng sức khỏe của Đức cha phó suy yếu vì bệnh tim, Đức cha sang Pháp điều trị một thời gian khá lâu, từ năm 1978.Thời gian ở hải ngoại, Đức cha đi nhiều nơi, khi thì tạm trú tại dòng Đồng Công Việt Nam tại Hoa Kỳ, khi thì tạm trú ở Panama (Trung Mỹ), khi tại Pháp. Với tình trạng như vậy, Đức cha xin từ chức Giám mục phó ngày 08-06-1982.
· Đức cha phó Giacôbê Huỳnh Văn Của qua đời tại Nice (Pháp) ngày 10 tháng 01 năm 1995 (Theo tài liệu Tòa Giám mục Phú Cường), thọ 80 tuổi, 54 năm linh mục trong đó có 6 năm ở cương vị Giám mục phó Phú Cường, 17 năm sống ở ngoại quốc..
CHA SỞ THỨ MƯỜI CỦA HỌ ĐẠO BÚNG
Khẩu hiệu Giám Mục:
“Vua trên các vua, Chúa trên các Chúa”
o Sổ Rửa Tội Họ Đạo Búng được cha Giacôbê , Cha Bề Trên, ký từ 24/06/1966 đến 15/05/1967.
o Sổ Hôn Phối họ Búng được cha ký từ 28/06/1966 đến 17/06/1967.
o Thời cha Bề Trên, có cha Tôma Phan Minh Chánh phụ giúp trong vài tháng.
o Sổ rửa tội được cha Tôma ký từ 27/05/1967 đến 07/07/1967
o Sổ Hôn phối được Cha ký từ 05/1967 đến 19/07/1967
Như vậy cha Tôma giúp được khoảng 2 tháng.
CÔNG VIỆC MỤC VỤ
Thánh lễ mỗi ngày được cha cất giọng hát kinh “Kyrie eleison (tiếng La tinh). Ngày thứ bảy mỗi tuần, cha tổ chức kiệu vòng quanh nhà thờ, nhưng giáo dân thì đi trên hành lang thay vì đi đường đất vòng quanh nhà thờ.
Trang trí nhà thờ: Đặc biệt cha bề trên cho quấn cờ vải xung quanh 16 cột ở trong nhà thờ khi có dịp lễ lớn.
Xây đài Đức Mẹ ở các khu xóm.
o Đài Đức Mẹ Sầu Bi (Khu 1)
o Đài Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời (Khu 1)
o Đài Đức Mẹ Mân Côi (sau nhà thờ, khu 2)
o Đài Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Khu 3)
Ngoài công việc ở Búng, Cha Bề Trên còn lo xây cất và quản nhiệm trung tâm Bác Ái (Foyer de Charité ) ở Lái Thiêu. Thường sau lễ sang, Ngài được chở đi Lái Thiêu trên chiếc xe Lambretta ba bánh.
Lễ Noel 1966, Ngài don máng cỏ và bàn thờ ngay đường giữa nhà thờ (giữa hai hàng ghế thiếu nhi).
Cha Bề Trên rất vui tánh, tếu lâm, và rộng rãi. Sau một năm thì cha được chuyển về Lái Thiêu.
Các viết liên quan:
Đức TGM Phêrô .M Ngô Đình Thục và Đức Cha Của
Ảnh chụp ở Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
TÔI VẪN NHỚ
MỘT CÕI LÒNG
Của Đức Cha Giacôbê Huỳnh Văn Của. Ngài thụ phong Giám Mục năm 1976, lúc mà đất nước vừa đổi chính thể, vừa chấm dứt một cuộc chiến “ Trăm năm nô lệ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày và đang chập chững bước vào một vận hội mới. Bởi lý do đó, ngày phong chức của Ngài chỉ “ nội tâm”, âm thầm, không biểu ngữ, không rước sách, không tiệc tùng, và “ không” tất cả …khẩu hiệu Ngài chọn là: “ Vua trên các vua, Chúa trên các chúa”.
Đức Cha Giuse trước khi quyết định chọn Ngài làm giám mục phó, với đặc quyền “ tiền quyết hậu tấu” đã xin cộng đoàn linh mục, mỗi cha tham vấn cho ngài hai khuôn mặt, mà theo từ kiến và trong ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, là xứng đáng.
Kết quả, 100% đều nhất trí: “ Cha Bề trên Giacôbê”. Tiếng nói đó chẳng khác gì dân chúng Milan đã đồng thanh hô to: “Ambrosio, Giám mục Milan” khi Thánh Ambrosio trong cương vị một sĩ quan, đến Milan để dàn xếp cuộc tranh chấp giữa hai phe liên quan tới việc lựa chọn giám mục cho Milan.
CÕI LÒNG CỦA NGÀI
1. Rộng rãi
Nó vươn tới mọi người, đặc biệt những người đang cần tới Ngài. Một cõi lòng chỉ vì người và giúp người. Trung Tâm Bác ÁI Lái Thiêu là một tụ điểm để hâm nóng hồn người, cho giáo dân, cũng như cho linh mục đoàn và cho cả quý cha, thuộc những giáo phận khác, muốn thay đổi địa bàn làm việc…Tất cả đều được trung tâm rộng mở vòng tay tiếp đón. Khu nhà “hoàn lương” cho các chị em lầm lỡ ở Long Thành, lại là chiếc phao quý báu cho một bộ phận phụ nữ, đang đứng ở bước đường cùng. Ngài cung ứng nhà cửa, lương thực và những nhu cầu cần thiết cho tất cả những ai, bất kể tôn giáo, sắc tộc…cần đến sự giúp đỡ của Ngài.
2. Chỉ biết cho đi
Tiền bạc, hình như Ngài không cất ở đâu khác, mà chỉ giữ ở hai túi áo dòng. Đến gặp ngài, nếu thấy hai túi phồng to, thì nếu không được cho nhiều, ít ra cũng có tiền xe hậu hĩnh đi về. Người nghèo đến, đúng lúc túi ngài đã xẹp, thì cũng chẳng thất vọng, ngài sẽ đi vay hàng xóm để giúp đỡ.
Những tuần tĩnh tâm từng quý và thường niên, từ 1966 đến 1980, đều tập trung ở Foyer de Charité của Ngài. Anh em linh mục đều được ngài chăm sóc từng miếng ăn, đến cả đôi dép, chiếc khan, lọ kem…
3. Một cõi lòng vâng phục
Một vài sự kiện diễn tiến ở Lái Thiêu, như việc những người phụ giúp ở Trung Tâm Bác Ái, và việc liên quan tới một phụ nữ được đồn đãi là tong đồ của Đức Mẹ…chứng tỏ ngài hoàn toàn vâng phục quyết định của Đức Cha Giuse.
4. Một cõi lòng sẵn sàng ra đi
Đôi tay ngài là đôi tay xây dựng. Xây dựng xong, ngài sẵn sàng đi đến nơi khác theo ý muốn của Bề trên. Chỉ đi với bàn tay không, để lại tất cả cho người đến sau. Từ Lái Thiêu đến Gò Dầu, Vên Vên và nhiều nơi khác đã là một minh họa rất rõ.
5. Một cõi lòng đặt tất cả tin tưởng vào Đức Mẹ và Thánh Giuse
Những khó khan về tài chính, nhân sự,…ở Trung tâm Bác ÁI, đều được gợi hứng để ngài bày tỏ niềm tin và lòng phó thác, rất hồn nhiên vào người Mẹ diễm phúc và Đấng là Cha nuôi Chúa Cứu Thế.
(Chép từ Kỷ yếu Giáo phận Phú Cường)