TRI ÂN QUÝ CHA - Linh Mục Anrê Nguyễn Văn Miều

 

·        Sinh: 1863

·        Tại: Cầu Bông, Gia Định

·        Thụ Phong Linh Mục: 1893

·        Năm 1893 - 1896: Phục vụ họ đạo Cái Đôi, Giồng Thủ Bá, Cù Lao Dài.

o       Khi cha Anrê Miều nhận họ Giồng Thủ Bá, kiêm luôn Cù Lao Dài có ý muốn lập họ Cù Lao Dài, đã xin Bà Nhất Tu Viện MTG Cái Mơn cho người đến giúp cha lập họ mới. Bà Nhứt phái Bà Nhì Thức đến nơi ở trọ nhà dạy nằm phía trên Vàm kinh Phước Lý; mở thêm một nhà dạy ở Vàm Rạch Sâu, cũng nằm trên kinh đào Phước Lý.

·        Tháng 6/1897 - 1900: Chánh xứ tiên khởi họ Cầu Ngang, Gp Vĩnh Long

·        Năm 1900 – 1916: Chánh sở Mai Phốp, Gp Vĩnh Long

o       Nghe tên “Bưng Trường”, chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng: đây là nơi vùng sâu vùng xa khó đi lại lắm. Ngày xưa đúng như thế, vì đây là vùng bưng biền lầy lội. Trường có nghĩa là dài; vùng đất bưng dài hơn ba cây số. Dọc theo con sông, vẫn gọi là “kênh ngã chánh”, dân cư các nơi như Xuân Hiệp, Mai Phốp…đến đây khai phá đất hoang lập nghiệp; họ làm lúa mùa. Trong đó có 24 gia đình Công giáo là những gia đình đầu tiên của họ đạo Bưng Trường. Lúc đó cha Anrê Miều (1897-1916) chánh sở Mai Phốp, cùng với hai Dì thuộc Dòng MTG Cái Mơn (dì 7 Chẳn và dì Sáu Tập) kêu gọi giáo dân cùng nhau xây cất Nhà thờ để có nơi đọc kinh dự lễ. Ngôi Nhà thờ đầu tiên được dựng lên bằng gỗ tạp có ba gian, lợp lá. Vì đường sá đi lại khó khăn; dưới sông thì đi lại bằng thuyền chèo, trên bờ chỉ là con đường đất nhỏ hẹp, nên không có thánh lễ thường xuyên.

o       Cha đã xây dựng Nhà thờ Mai Phốp kiên cố bằng gạch ngói, cha đã được nhiều người mộ mến và nhắc nhở.

·        Năm 1916 – 1925: Chánh xứ Búng

·        Năm 1925 - 09/1927: Chánh xứ Bến Gỗ

·        Năm 1928 - 1933: Phục vụ ở Côn Đảo

·        Hưu dưỡng ở Chí Hòa năm 1933 – 1939

·        Qua đời: 04/04/1939

·        An táng tại:Nghĩa Trang các Linh mục Chí Hòa 

CHA SỞ THỨ BẢY CỦA HỌ ĐẠO BÚNG

CÔNG VIỆC MỤC VỤ

Trong suốt 9 năm tại Búng, Ngài đã làm nhiệm vụ của một chủ chăn nhiệt thành. Đến 63 tuổi Ngài được đổi đi. Năm 1928, lúc Ngài đã 65 tuổi, Đức Giám Mục Dumortier đã ghi lại như sau:

Việc mục vụ 1927 – 1928 khởi đầu bằng việc đặt một linh mục An-nam ở Côn Đảo, nhà tù lớn nhất Đông Dương. Ngày  01/09, linh mục De Coopman, người đã lo việc mục vụ này vừa là cha xứ nhà thờ chánh tòa Sài Gòn, cùng với linh mục Anrê Miều, đáp tàu đến Côn Đảo, để giới thiệu người mục vụ mới với Giám Đốc trại tù, và xin phép để cha có thể chăm lo cho những tù nhân. Côn Đảo ở giữa biển, mất 15 tiếng đồng hồ đi tàu từ Sài Gòn ra đó, và chỉ liên lạc với Miền Nam 3 lần mỗi tháng…..Trong số 2000 tù nhân, gồm người An-nam, Cambốt, Trung Hoa, thì chỉ có khoảng 100 người công giáo, nhưng rất nhiều công giáo trong số nhân viên dân sự và quân sự để canh gác hay phục vụ nhà tù; Ngoài ra còn hy vọng đưa vào đạo công giáo một số tù người lương dân, thiếu thốn sự an ủi. Cha Anrê Miều đã có 50 tân tòng. Chính  quyền đã cho phép cha viếng thăm các trại tù mỗi chúa nhật, và kêu gọi tù nhân sống đạo đức. Mỗi ngày cha có thể tự do thăm các bệnh nhân ở các bệnh xá và cha đã rửa tội ở đó 5 người lớn sắp qua đời.”

Như vậy, với con số giáo dân trên 1500 đời cha Martin, thì trong 9 năm ở Búng, cha Anrê Miều một mình phải lo toan về mặt mục vụ cũng khá vất vả….Theo sổ rửa tội còn lưu tại họ đạo Búng, cha đã rửa tội:

Cha Anrê Miều ký sổ Rửa Tội từ 18/09/1916 đến 27/02/1925.

Các dì Mến Thánh Gía Thủ Thiêm luân phiên đến Búng trong thời gian cha Anrê là 34 dì.

Trích “ Lịch sử họ đạo Búng”

 

 

BÀI VIẾT CÙNG MỤC