TRI ÂN QUÝ CHA - Linh Mục Phaolô Marcel Simon (Cố Sĩ)

·        Sinh ngày:16/10/1844

·        Vào chủng viện các cha thừa sai, 01/10/1866 chịu chức cắt tóc

·        Thụ phong linh mục: 19/12/1868

·        Từ 16/02/1869: Đi đến Tây Đàng Trong , Sài Gòn, và làm Giáo sư tại chủng viện Sài Gòn

·        Từ năm 1871 – 1875: Phục vụ ở họ Cái Bè

·        Từ năm 1875 – 1878: Phục vụ ở họ Mặc Bắc

o       Cha Simon cho bớt gạch đã xây vách bốn bên xong rồi thì cho lợp lá mà ở. Trong trào cha Simon có dịch thiên thời dữ dằn làm cho nhiều người chết. Bấy giờ cha Simon và Cha Genibrel (Thượng) ngày đêm lo đi làm phước xức dầu cho kẻ liệt đến nỗi không có giờ làm lễ đọc kinh. Cha Simon ở Mặc Bắc mấy năm rồi đổi về Tha La và Tây Ninh.

·        Từ năm 1879 – 1892: Phục vụ ở họ Tha La và Tây Ninh

o       Cha Simon lập họ đạo Tây Ninh năm 1881.

·        Từ năm 1893 – 1895: Phục vụ ở Họ Búng

·        Từ năm 1896: Phục vụ ở  Vũng Tàu

·        Từ năm1906:: Phục vụ ở Dầu Giây

·        Qua đời: 10/12/1908 tại Sài Gòn, Hưởng thọ 64 tuổi.

·        An táng tại: Chôn gần mộ Đức Giám Mục Bá Đa Lộc (Lăng Cha Cả )


CHA SỞ THỨ BA CỦA HỌ ĐẠO BÚNG

CÔNG TÁC MỤC VỤ :

Cha Simon xây nhà cha sở. Trước kia đã phục vụ ở Tây Ninh, nên cha đã mua gỗ từ Tây Ninh về để xây cất. Tuy nhiên, các vách tường thì lại cho trét bằng đất và rơm nên mối mọt làm ổ, chẳng bao lâu thì đầy nhà.

o       Thời đó các tên thánh rửa tội mà ngiáo dân truyền lại cho nhau không nhiều, cha Simon đã một danh sách các thánh khác và gắn ngay trên giếng rửa tội, để ai muốn chọn tên thánh nào cho đứa trẻ rửa tội thì tùy ý chọn.

o       Khi tham dự nghi lễ phụng vụ, các thanh htiếu niên thường thụ động. Do đó, cha Simon buộc mỗi người phải mang theo sách mục lục.
Trong bài tiễn đưa cha Simon qua đời có đoạn viết : Được gọi trông coi họ Búng với số dân gần 1.500 người, cha bắt đầu việc mục vụ, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và thiếu nhi rất đông trong họ.

Ở Búng, cũng như trong các họ đạo mà cha phục vụ, cha không quên thực hành nghề thuốc miễn phí (Nên biết : Cha đã học ngành y trước đó NV). Nhất là cha rất tuyệt vời khi chăm sóc bệnh nhân một cách khéo léo, các người đau đớn vì vết thương, tất cả các bệnh ngoài da, không một chút ghê tởm, với một sự nhanh nhẹn trìu mến làm an tâm những ai sợ sệt. Cha băng dán vết thương một cách nhẹ nhàng giống hệt y tá đầy kinh nghiệm. Thật sung sướng khi mỗi sáng nhìn thấy những đám người lương và người giáo dân đi tới cha và trở về được sự xoa dịu nhờ sự cứu chữa của cha, được an ủi nhờ những lời ấm áp và động viên. Biết bao người lương đã nhờ thế biết được Chúa Trời nhân hậu. Nếu phần đông họ không xin Rửa Tội thì ít ra họ không thể không quý chuộng đạo này, mà các mục tử tỏ ra bác ái và thông cảm những đau khổ của con người.
Cũng vì vậy mà ĐGM Dépierre chọn cha Simon đi Vũng Tàu lập một dưỡng đường để các thừa sai mỏi mệt và các bệnh nhân vừa khỏi bệnh có thể đến nghỉ ngơi. Cha Simon đành rời xa Búng để đi nhiệm sở là Vũng Tàu vào năm 1896

Trích “ Lịch sử họ đạo Búng”


BÀI VIẾT CÙNG MỤC