e. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái lạy theo phong tục địa phương để tỏ lòng tôn kính người đã khuất.
f. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng tại đình làng để tỏ lòng cung kính biết ơn với những vị mà theo lịch sử là có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không như mê tín đối với các “yêu thần”, “tà thần”[6].
Từ đó, chúng ta nhận thấy rằng Đạo Công Giáo luôn dành vị trí đặc biệt cho việc tôn kính Ông Bà Cha Mẹ, chỉ sau việc kính mến và thờ phượng Thiên Chúa. Qua việc cổ võ đạo Hiếu, đạo Công Giáo hướng con người tới việc hiểu biết tổ tiên đích thực của mình, chính là Thiên Chúa – Đấng đã dựng nên trời đất, sinh ra loài người chúng ta (St 1-2, 4a). Việc tôn kính ấy được thể hiện qua việc thảo hiếu, chăm sóc, phụng dưỡng lúc các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời. Tuy nhiên, điều mang lại hy vọng tích cực nơi người Công Giáo, họ tin rằng con người có hồn thiêng bất tử, sau khi chết, hồn không thể hưởng thụ những gì là vật chất, mà cũng chỉ dùng thứ lương thực thiêng liêng để được hưởng hạnh phúc muôn đời bên Thiên Chúa. Vì thế, phụng vụ Giáo Hội cũng dành ưu tiên cho việc tôn kính Ông Bà Tổ Tiên khi dành ngày muồng hai Tết và suốt cả tháng 11 Dương lịch để kính nhớ các ngài, đặc biệt trong Kinh Nguyện Thánh Thể được đọc trong các thánh lễ mà người công giáo cử hành mỗi ngày, đã dành phần cầu nguyện cho “anh chị em đã ly trần, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc…”. Có nơi, theo truyền thống nếu vào ngay thứ hai trong tuần khi không có lễ kính hay lễ nhớ thì vị linh mục sẽ dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn Ông Bà Tổ Tiên.
Tóm lại, từ những ý tưởng trình bày trên, ta thấy quan điểm của Giáo Hội Công Giáo với Ông Bà Tổ Tiên. Việc tôn kính Ông Bà Tổ Tiên không nghịch lại với niềm tin Công Giáo. Trái lại, Đạo Công Giáo luôn cổ vũ khích lệ lòng hiếu kính với Ông Bà Tổ Tiên. Khi vào Việt Nam, Đạo Công giáo đã làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc, Đạo Công giáo không phá hủy truyền thống dân tộc, nhưng nâng cao và kiện toàn như Công Đồng Vatican II đã nhận định: “Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong nghi lễ và văn hóa riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người” [7]. Vì lẽ đó, người Công Giáo luôn được mời gọi tuân theo luật Chúa dạy chu toàn bổn phận thảo hiếu với Ông Bà Tổ Tiên. Đồng thời, loan truyền Tin Mừng bằng cách chia sẻ với những người không cùng tôn giáo trong những dịp mừng thọ, an táng, những dịp giỗ hay lễ hội… để mọi người có cái nhìn và hiểu đúng về Đạo Công giáo, nhờ đó xóa đi rào cản ngăn cách và xây dựng một xã hội bác ái yêu thương hơn.
Giuse Nguyễn Văn Quyền
Đại chủng viện Vinh Thanh
++++++++++++++++++++++++++
[1] Hồng, Khó lấy chồng vì không tìm được người cùng tôn giáo, 2013, http//www. vnexpress.net, truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013.
[2] Hồng, Khó lấy chồng vì không tìm được người cùng tôn giáo,2013, http//www. vnexpress.net
[3] Đinh Kiều Nga, Ảnh hưởng của Công giáo với nền văn hóa Việt Nam, http://btgcp.gov.vn, truy cập ngày 06 tháng 4 năm 2013.
[4] Lm Nguyễn Tầm Thường, Nước mắt và hạnh phúc, 172
[5] Vấn đề cúng bái tổ tiên. http://www.dongten.net. truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013
[6] Các giám mục việt nam, quyết nghị về lễ nghi tôn kính ông bà tổ tiên.http://www.dongten.net. truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013
[7] Lumen Gentium17, trong thánh công đồng vaticano 2