TIỂU SỬ THÁNH QUÍ - Bổ túc tiểu sử Thánh Quí


·         Linh  mục JEAN-CLAUDE PERNOT (Xem tài liệu của MEP)

·         Sinh ngày: 17/11/1823

·         Cha là Claude Francois, làm nghề thợ may.

·         Mẹ là: Anne Pinaigre, nội trợ

·         Mùa thu 1839 (15 tuổi) vào tiểu chủng viện Luxeuil.

·         Năm 1841, vào học Triết ở chủng viện Vesoul

·          Năm 1843, học thần học ở Besancon

·         Ngày 18/09/1847 (lúc 24 tuổi), thụ phong linh mục.

·         Ngày 03/09/1851 (28 tuổi) vào Hội Truyền Giáo Paris.

·         Ngày 04/09/1852 đi Viễn Đông từ cảng Havre

·         Ngày 26/10/1852 đến Pinăng ( Malaysia )

·         ĐGM Lefèbvre Ngãi thuê tàu chở Cha đến nước Việt. Hơn 1 tháng thì đến Đồng Nai. Sau đó đi thuyền đến Thị Nghè.

·         1853 – 1854 : Ở Thị Nghè

Sau đó, được sai đến Đầu Nước ở Cù Lao Giêng. Cha Pernot ở tại nhà của ông Emmanuel Lê Văn Phụng. Họ Đầu Nước được thành lập năm 1783 do 2 gia đình Cai Thia ?- Ông Phụng với tính năng hăng say và nhiệt thành tông đồ, dạy giáo dân, nâng đỡ họ, cố gắng giúp họ về đạo giáo, dù gặp nguy hại, nhất là khi họ đau ốm và sắp chết. Cha Pernot  ở đây cho tới 1859.

Cha ở trong một nhà nhỏ, nấp trong góc kín của ngôi nhà. Ban  ngày phải ẩn mình, cha chỉ đi ra ban đêm. Ở đó cha cử hành các Bí Tích cho giáo dân mà ông Phụng kín đáo đưa đến. Ban ngày đôi khi Cha phải im lặng và ở yên vì các người lương do thám đến lục soát phía bên kia vách nhà của Ngài. Nhiều  lần cha phải lật đật chạy trốn trong chỗ rậm gần đó, chân ở trong đầm nước và muỗi căn khủng khiếp. Khi nguy hiểm qua rồi, người ta đến tìm cha về.

Dù rất cẩn thận, nhưng họ cũng nghi ngờ có người Âu. Hai người lương ở làng Tân Đức ở Cù Lao Giêng, quyết tâm bắt quả tang. Một đêm nọ, họ trèo lên cây măng sau nhà ông Phụng, và cha Pernot, không biết có nguy hiểm đã đi ra để thở không khí trong lành. Ngay lập tức họ nhận ra Ngài. Họ đi tố cáo với Tổng Đốc Châu Đốc. Ông gọi trưởng đội dân quân, ra lệnh chuẩn bị khoảng 20 chiếc thuyền để đến Cù Lao Giêng. Nhưng người ta biết ngay lý do có cuộc sắp đặt đó và một giáo dân vội vàng báo tin cho ông Phụng. Ông Phụng lúc đầu không tin lời người này, ông nói: “Không thể có chuyện đó, ông Huyện Cù Lao Giêng rất tốt với tôi, đáng lẽ nói cho tôi biết chứ”. Tuy  nhiên, các chiếc thuyền dân quân đã đến chọ Cho Thu (?), cách Đầu Nước 6 km. Rồi thuyền chạy chậm để đến đêm thì đến nhà ông Phụng, được báo là cất giấu một người Tây.

Việc xuất hiện đội thuyền làm cho giáo dân trong lang xôn xao. Một giáo dân đến nhà ông Phụng. Không còn nghi ngờ gì nữa, vì có tiếng mái chèo đập nước nghe rất rõ. Vội vàng, hối hả người ta cất giấu đồ đạc gây nghi ngờ, và che giấu cha Pernot. Dưới sự hướng dẫn của ông Gabrie Vi, cha chạy trốn trong rừng rậm và cũng khuyên cha Quí trốn đi nhưng vị linh mục bản xứ trả lời: “Cha ơi, cha trốn nhanh đi, còn con, con là người An nam, con sẽ không gặp khó khăn gì đâu”. Sau một lúc, quân lính bao vây nhà ông Phụng, và siết chặt vòng vây để không ai có thể chạy thoát. Họ tìm kiếm khắp nơi, lục soát các góc xó nhà tăm tối, nhưng vô ích, tuyệt đối không tìm thấy gì cả. Cha Pernot đã đi kịp lúc, các đồ lễ cũng rời xa đó rồi. Ông trưởng đội quân giận dữ, bắt giữ ông Phung, chủ nhà, muốn ông thú nhận là ông có che giấu một nhà truyền giáo. Nhưng ông Phụng từ chối nói ra và không chỉ bảo gì cả. Giận điên tiết, ông trưởng đội quân ra lệnh bắt trói và đóng gông Cha P.Quí, ông E. Phụng và 32 bổn đạo ở đó. Rồi dẫn họ về phủ Châu Đốc. Đó là ngày 07/01/1859. Vài tháng sau đó, Cha Quí và ông Phụng bị kết án tử và hành hình. Cha Quí bị chặt đầu, ông Phụng bị siết cổ. Ngày 13/02/1879 (20 năm sau) hai vị tử đạo này được ĐGH Lêô XIII phong Chân Phước.

Còn Cha Pernot lúc đó thế nào?. Suốt đêm, Ngài trốn núp trong rừng. Sáng hôm sau, Ngài trở lại họ Đầu Nước, và tạm trú ở nhà một giáo dân khác. Các bề trên nhận thấy cần đưa cha đi khỏi Họ đó, nên vị thừa sai buộc phải trốn ở đáy thuyền và băng qua song, đến với các giáo dân ở Ben Dinh (?) cách đó 25 cây số. Các giáo dân ở đây quá sợ hãi nên từ chối cho cha ở. Có một phụ nữ can đảm, bà Anna Thoa, nói với chồng: “Đừng sợ gì cả, chúng ta cứ cho cha ở nhà chúng ta”. Lúc đầu người chồng không đồng ý, nhưng sau cùng với sự nài nỉ của bà vợ, ông đồng ý và don một cái chòi nhỏ ở trong bụi tre gần nhà, bà Anna hằng ngày mang cơm nước đến cho cha. Ở đó chỉ được ba ngày, Tổng Đốc Châu Đốc không muốn bỏ lơi con mồi nên ra lệnh lục xét khắp nơi. Quan quân đến gần Bến Dinh rồi. Còn thời gian nên phải cứu vị thừa sai thôi. Đầu óc dân An nam đầy mưu mẹo. Họ lấy một chiếc ghe chất đủ thứ lá: Tranh lợp nhà, rơm làm vách, lá dừa làm cửa….Chiếc ghe chở người buôn lá trong một thời gian ngắn đã xuôi dòng nước. Vị thừa sai Pernot đã ngòi trongmột cái lỗ mà người ta bao quanh bằng đủ thứ lá. Lên bờ, đi đường bộ đến chợ gần đó, rồi đến chợ kế tiếp, sau cùng cha đến Cái Nhum. Giáo dân ở đấy rất tốt, người lương xung quanh cũng tốt  và có thiện cảm. Họ đạo có dòng Mến Thánh Giá và có một tiểu chủng viện của truyền giáo.

·         Đầu năm 1860, ở Sài Gòn.

·         Năm 1861, về chủng viện Hội Truyền Giáo ở Paris .

·         Ngày 27/02/1904, qua đời ở Paris , thọ 81 tuổi.

 

BÀI VIẾT CÙNG MỤC