LINH MỤC GỐC HỌ BÚNG 1 - Linh Mục Micae Nguyễn Văn Giàu


·        Sinh năm: 1886

·        Tại: Họ Đạo Búng, Hưng Định, Lái Thiêu

·        Thụ phong linh mục: 1916

·        Từ Năm 1924 – 1928 : Cha sở họ Bông Bót - Bà My

·        Từ Năm 1928 – 1946 : Cha sở họ đạo Cù Mi và Tân lý (Lagi). 

·        Từ Năm 1947 - 1950: Cha sở họ đạo Đất Đỏ. Bị bắn chết ở Long Điền.

·        Qua đời: 1950, tại Đất Đỏ, Bà Rịa

Bài viết liên quan:

Cha Micae Giàu ở họ đạo Cù Mi

 

Năm 1928, Cha Lễ được đổi đi nơi khác năm 1928 Cha Micae Nguyễn Văn Giàu thuộc Địa phận Sài Gòn về làm Chánh xứ Cù Mi. Ngoài Cù Mi Cha Giàu còn giúp họ Lagi nữa. Họ đạo vẫn trên đà phát triển. Lúc này số giáo dân đã tăng lên đáng kể. Năm 1930, Cha Giàu đã cùng giáo dân chuẩn bị xây mới ngôi Thánh đường, Cha Giàu cùng với giới trẻ giáo xứ lên Cầu Kiều cậy đá, dùng xe trâu chở về, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm. Cha con ở lại đêm cậy đá làm sao cho đủ số lượng đá cần thiết. Sau đó mỗi gia đình phải góp thêm 4 khối đá nữa và tự chuyên chở về Giáo xứ. Cha còn lập nhiều tiểu ban như: Ban thợ rừng thì lên rừng lo việc khai thác và đẽo cột, kèo, trính, đòn tay,..Gỗ thì toàn là gỗ sao, săng đá. Ngoài ra còn phải mua thêm gổ ở Lagi và chở về bằng ghe. Ban  gạch ngói thì chịu trách nhiệm mướn thợ về xây lò gạch ngói để sản xuất gạch ngói lợp Nhà thờ. Ban lò vôi thì lo ra biển thu lượm vỏ sò về hầm vôi, Cha Giàu còn mua đá san hô ở miền Trung về hầm vôi thêm mới đủ số lượng yêu cầu. Ngoài ra, Cha còn phân công chở cát xây…..Ximăng. Còn sắt, đinh, vít, bùlon thì mua ở Sài Gòn dùng ghe chở về bằng đường biển (số lượng ít). Sau khi chuẩn bị xong năm 1932 khởi công xây dựng. Năm 1934, Nhà thờ khá kiên cố với diện tích 30 x 12 mét và một tháp chuông cao 30 mét theo mô hình nhà thờ kiểu Âu châu  hoàn thành. Đây là Nhà thờ thứ 3 của Giáo xứ Cù Mi. Sau khi công trình xây dựng Nhà thờ và các công trình khác hoàn thành, Cha Micae Giàu có nhã ý mời Đức Cha Quinton Giáo  phận Sài Gòn về làm phép Nhà thờ mới và một số công trình phụ như: nhà xứ, nhà Dì, trường học. Nhưng ý định của Cha không thực hiện được, vì Cha Micae Giàu phải đi giúp xứ khác. Đó là họ Lagi (Giáo xứ Tân lý ngày nay).
Năm 1935, Cha Macco Châu thuộc Giáo phận Sài Gòn đến làm Chánh xứ Cù Mi thay Cha Giàu. Đi cùng với Cha Châu có 2 thầy: thầy Thanh và thầy  Quyền giúp giáo sở Cù Mi. Cha Macco Châu tiếp tục thực hiện ý định của Cha Giàu và lập kế hoạch mời Đức Cha Quinton về làm phép Nhà thờ và công trình phụ. Ngày 01.5.1935 Nhà thờ Giáo Xứ Cù Mi trang hoàng cờ hoa lộng lẫy, Đức Cha từ trên kiệu hoa bước xuống, chuông trống rập ràng vang lên toàn thể giáo dân Cù Mi long trọng đón Đức Cha Quinton. Cùng đi với Đức Cha có hai Cha thừa sai khác nhưng không biết tên. Đức Cha đã dâng Thánh lễ  Đại triều, làm phép Nhà thờ, Nhà xứ, nhà Dì, trường học, các ảnh tượng và ban phép Thêm sức. Để tán thưởng và ghi nhận công lao to lớn và lòng nhiệt  thành của Giới  chức đã giúp cha Micae Giàu xây dựng và sửa sang lại toàn bộ các công trình cùa Giáo xứ nhất là ngôi Thánh đường mới này. Đức Cha Quinton đã gắn huy chương Tòa thánh cho 4 ông Đại diện Giáo xứ Cù Mi: Đó là ông Câu nhì Antôn Lê Tước, ba ông Biện việc là: ông Phêrô Trương Khương, ông Phaolô Nguyễn Đặng và ông Giuse Trần Bình. Giúp xứ được ba năm thì Cha Macco Châu đổi đi.

            Năm 1938, Cha Micae Nguyễn Văn Giàu tái nhận sở Cù Mi thay Cha Macco Châu. Thời gian này, Cha Giàu tập trung công sức lo xây dựng nhà thờ họ Lagi. Để mừng 25 năm Linh Mục và tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của Cha Micae đã cống hiến cho Giáo xứ Cù Mi. Năm 1942, ban Giới chức Giáo xứ tổ chức mừng lễ Bạc cho Ngài. Ngày thứ nhất tiếp đón Quý cha, quý thầy từ các nơi về. Vì các Cha phải đi bằng ngựa nên các Cha vất vã lắm mới đến được Cù Mi. Ngày thứ hai, Thánh lễ và tiệc mừng. Cha Micae làm chủ tế, 3 Cha đồng tế và 2 thầy Phó tế. Đến dự Thánh lễ Bạc của Cha Micae có đông đảo giáo dân Giáo xứ và một số giáo hữu đại diện cho Họ đạo Lagi. Ngày thứ ba, là ngày Ban giới chức thăm hỏi, cảm ơn, và tiễn các Qúy Cha lên đường.

             Qua 25 năm thiên chức Cha Micae Giàu đã có những đóng góp  vô cùng to lớn cho dân Chúa nói chung và cho Giáo xứ Cù Mi nói riêng. Đây cũng là dịp Giáo xứ Cù Mi tỏ lòng biết  ơn, lòng hiếu thảo, lòng quý trọng đối với một vị chủ chăn đã đưa giáo xứ Cù Mi lên một tầm cao mới có giá trị lịch sử.

Rồi 18 năm bình yên, thịnh vượng dưới sự chăn dắt của Cha Giàu từ 1928 đến 1946 đã nhanh chóng trôi qua. Năm 1946, chiến sự khốc liệt bắt đầu nổ ra. Năm 1947, lệnh “tiêu thổ kháng chiến” được ban ra và chiến lược “vườn không nhà trống”, đốt sạch, phá sạch đã được áp dụng. Bổn đạo có số chạy loạn, số khác phải vào rừng tránh đạn. Tháng 5.1946 Cha Giàu cũng phải về lánh nạn ở Toà Giám mục. Giai đoạn 1946-1954 là thời gian bi thương nhất của bổn đạo Cù Mi. Ngày 17.3.1947  tin buồn ập đến, giáo dân Cù Mi đau lòng nhìn Nhà thờ  đã bị đốt phá. Giáo dân phải sống giữa “rừng thiêng nước độc”; lên núi gặp cọp beo, xuống suối đụng cá sấu, ngày trốn tránh tầm đạn, đêm phải lo cày cấy, giáo dân sống trong hoang mang lo sợ, không linh mục, không bí tích nhưng tinh thần đạo, đức tin của giáo dân vẫn không hề lay chuyển. Ngày 21.3.1947 Nhà nguyện tạm được dựng lên cạnh bờ sông, cách bờ sông chừng 10m, Nhà thờ lợp bằng lá buông, các bức vách để trống để khi có máy bay oanh tạc thả bom, bắn phá thì  chạy thoát cho nhanh. Nhà thờ này là Nhà thờ thứ tư của Giáo xứ Cù Mi hay gọi là nhà thờ Bằng Lăng nghèo nàn, đơn sơ. May thay, năm 1948-1949 có hai Cha là Nguyễn Bá Kính và Nguyễn Bá Luật ghé thăm. Giáo dân vui mừng tiếp đón và mời Cha dâng Thánh lễ, ban Phép các Bí tích. Giáo dân sốt sắng lãnh nhận các Bí tích cũng như tham dự Thánh lễ. Rồi hai Cha phải chia tay, mọi người lại trở về cảnh sống bơ vơ, không người chăn dắt. Giáo xứ trong hoàn cảnh không Cha xứ, máy bay địch oanh tạc thường xuyên. Ay vậy mà không có ngày Lễ trọng nào lại không tổ chức trọng thể. Năm 1948,  trường học của Giáo xứ được mọc lên ngay Gò Ong Thầy, các lớp học văn hóa, Giáo lý  ra đời, với các giáo viên là Thầy Nguyễn  An (cựu Latinh), cô giáo Nguyễn Thị Tùy (nữ tu), cô giáo Mai Thị Trang (nữ tu). Trung bình cả trường có từ 50-60 học sinh. Đến năm 1950 trường học phải di dời về phía sau Nhà thờ Bằng Lăng. Vì máy bay thường oanh tạc bắn phá khu vực Nhà thờ Bằng Lăng. Nên tháng 3.1950 trường học tiếp tục dời về khu ruộng Bà Rít và ổn định cho đến năm 1954. Dù cuộc chiến vẫn xảy ra, bom đạn vẫn nổ, nhưng việc học hành của các em vẫn không bị gián đoạn, giải quyết tình trạng mù chữ cho con em Cù Mi trong thời kỳ lịch sử khắc nghiệt này.

            Trung tuần tháng 3.1952, khi nghe tin Cha GioaKim Nguyễn Bá Luật trên đường đi công tác Mục vụ ở Cao Lãnh đã gặp nạn và qua đời. Ban Giới chức liền loan tin cho các giáo hữu được biết. Ong biện việc Nguyễn Hữu Duyên đặt áo lễ đen của Ngài lên trên bàn thờ, đặt mão 3 khía của Thầy Cả nằm trên áo, cả Giáo dân Cù Mi và tập  trung về Nhà thờ cầu lễ cho Cha Luật liên tiếp 3 ngày. Nỗi buồn chưa vơi. Tháng 8.1952 tin từ Họ Xuyên Mộc cho biết. Cha Micae Giàu sau khi tĩnh tâm ở Sài Gòn xong, Ngài về Đất Đỏ nghỉ lại để hôm sau dâng lễ cho Họ Long Điền và cha đã bị bắn tại Nhà thờ khi đang trong phòng Thánh bước ra  tiến lên bàn thờ dâng lễ. Nhớ ơn Cha, nghĩ về Cha, nghĩ về  những tháng ngày Cha giúp cho Cù Mi, nhất là ngôi Thánh đường cao lớn, vĩ đại mà cha đã xây dựng cho Cù Mi…rồi cả giáo dân bùi ngùi xúc động, nước mắt dâng trào vô cùng thương tiếc. Ông biện việc Nguyễn Hữu Duyên dọn bàn thờ, đặt áo lễ đen lên giữa, trên áo đen là chiếc mão 3 khía, mão này Cha thường đội khi đi rảy nước Thánh ngày Chúa Nhật. Một hồi dài chuông trầm thốt lên, sau đó khắc 7 tiếng, tiếp theo một hồi chuông dài. Đến hồi chuông thứ ba thì nhà thờ chật nít giáo dân như ngày lễ Chủ nhật. Rồi tiếng kinh cầu lễ vang lên, cầu cho Cha  Micae được an nghỉ trong Chúa. Vĩnh biệt Cha yêu Micae Nguyễn Văn Giàu.

(Trích "Lược sử giáo xứ Cù Mi ")

Cha Micae Giàu ở họ đạo Lagi

Năm 1929, Linh Mục Micae Nguyễn Văn Giàu đến thay thế Cha Giuse Trần Hiếu Lễ. Ngài tiến hành chỉnh tu cho Họ đạo thêm khang trang như :  Tân trang lại mái nhà thờ, xây trường học và kho lúa… Năm 1930, mua chuông (mỗi gia đình đóng 1 đồng tiền Đông Dương) trị giá 300đ. Về ruộng đất, Ngài khẩn thêm : ruộng Láng Đá, từ bầu Xe Ủi tới dốc Bà Tân khoảng 40 mẫu; ruộng Cây Trâm lớn, nhỏ, trên bầu Xe Ủi lên tới Bà Tân khoảng 40 mẫu; đất thổ, xóm Gioan Baotixita Đá Dựng khoảng 10 mẫu; đất phó Mén, trước mặt xã Bình Tân hiện nay tới đất ông Phạm Ngọc Thọ khoảng 3 mẫu.Như vậy, đến thời Cha Micae Nguyễn Văn Giàu, ruộng và đất của Họ Lagi khoảng 300 mẩu, nhưng hiện nay, chỉ còn khoảng 2 mẩu. Họ đạo đang phát triển mạnh, Cha Micae Giàu chuẩn bị xây lại nhà thờ, chưa bắt đầu thì chiến tranh bùng nổ. Than ôi !Ngày 27 – 8 – 1945, quân đội Pháp đổ bộ vào Sở Dương, Cha Micae Nguyễn Văn Giàu và giáo dân trốn chạy lên rừng ẩn núp. Thời gian ngắn, Cha con đùm túm trở về làng. Quân Pháp nghi ngờ Cha theo Việt Minh và ra lệnh bắt Ngài, đưa về Phan Thiết cùng với 2 Dì Phước : Dì Tám bị trúng đạn chết dọc đường và được mai táng tại Phan Thiết, còn Dì Út chạy về đất đỏ Bà Rịa và cũng bị bắn chết [24][24], nhà thờ bị đánh sập.

(Trích: Kỷ yếu GP Phan Thiết)

 

BÀI VIẾT CÙNG MỤC