·
Sinh ngày:06/02/1916
·
Tại: Bình Nhâm, Lái Thiêu,Thủ Dầu Một
·
Thụ phong linh mục: 18/09/1943
·
Từ năm 1943 – 1945: Cha phó họ đạo Hiệp Hoà
·
Từ năm 1945 – 1946: Phục vụ họ đạo Tầm Hưng,Phan Thiết
·
Từ năm 1946 – 1947: Cha sở họ đạo Cầu Đất, Đà Lạt. Từ
Năm 1946 – 1948: kiêm coi họ Lạc Nghiệp
·
Từ năm 1947 – 1951: Cha Phó nhứt họ đạo Đà Lạt (Phụ
trách giáo dân Việt Nam trong giáo xứ Đà Lạt)
·
Từ năm 1951 - 1954: Cha sở họ đạo Di Linh. Cha sở
người Việt đầu tiên
·
Từ năm 1954 – 1963: Cha sở họ đạo Xóm Chiếu
·
Từ năm 1960 - 1975: Giám đốc tông đồ mục vụ giáo phận Sài
Gòn, kiêm coi họ đạo Chợ Đũi
o Thành lập trung tâm
Fatima Bình Triệu: 08/12/1966 – 06/01/1973
o Thành lập tu hội nữ
tử Bác Ái (Foyer de Charité): 1968
o Linh hướng gia đình
Hồn Nhỏ: 1977
·
Từ 1975 - 08/1977: Thành lập giáo xứ Bình Triệu, Chánh xứ
tiên khởi giáo xứ Bình Triệu
·
Từ năm 08/1977 – 1986: Học tập cải tạo
·
Hưu dưỡng ở nhà hưu dưỡng Phú Cường và Chí Hoà
·
Qua đời: 06/08/2006, hưởng thọ 91 tuổi.
·
An táng tại Nghĩa trang giáo xứ Bình Triệu.
Bài viết
liên quan:
I. Thành
lập Trung-tâm Fatima Bình-Triệu
Năm 1962,
phong trào quốc tế tông-đồ Fatima tổ chức cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima đi
khắp mọi quê hương trên thế giới, trong đó có Việt-nam thân yêu của chúng ta.
Trong cuộc cung nghinh tượng Mẹ đến vùng đất hoang vu gần cầu Bình-triệu bây
giờ ( lúc đó chỉ có cầu Bình-Lợi bằng sắt), xe chở tượng Mẹ bỗng chết máy. Các
thợ giỏi được huy động đến chữa. Sau hai tiếng đồng hồ coi máy, các toán sửa
chữa đều bó tay, và nói: xe không hư gì cả, nhưng tại sao không chạy thì chúng
tôi không biết. Cha Bộ, người tổ chức cuộc kiệu xin mọi người lần chuỗi cầu
nguyện để xin ý Mẹ. Sau chuỗi 50 chục, xe nổ máy được. Ngài cầu nguyện: nếu Mẹ
muốn, chúng con sẽ xây dựng một Trung-tâm Fatima tại đây kính dâng Mẹ. Xin Mẹ
giúp chúng con thực hiện ý muốn của Mẹ.
Sau cuộc
cung nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima, cha Bộ dò tìm xem ai là chủ khu đất hoang
này, một khu đất rất thích hợp cho một trung tâm hành hương: khu đất rộng hai
mẫu rưỡi, một mặt gần sát quốc lộ 13 và ga xe lửa Bình-triệu, một mặt có sông
bao quanh, trên bến, dưới thuyền. Chủ muốn bán trọn khu đất với giá là 25 triệu
đồng, một số tiền rất lớn, rất khó tìm ra lúc đó. Nhớ lại đã có lần Đức TGM
Angêlô Palmas, Khâm-sứ Toà-thánh ngỏ ý muốn xây một nhà hưu-dưỡng cho các linh
mục tuổi già an dưỡng, cha Bộ, với tư cách là Giám-đốc Trung-tâm Tông-đồ Mục-vụ
Giáo- phận đến gặp Đức khâm-sứ, và sau đó đến gặp Đức TGM Giáo-phận. Đức TGM
trả lời:
Đây là khu
đất có vị trí thuận lợi về mọi mặt, là địa điểm tốt để thành lập một trung tâm
đạo đức, nhưng về mặt tài chánh, toà TGM không đủ khả năng đi tới. Xin cha vui
lòng báo lại cho chủ đất để ông khỏi trông đợi.
Như chúng ta
biết, khu đất này rất đẹp, lại rộng, nhiều nhà kinh doanh muốn mua với giá cao
hơn, nhưng ông chủ ưu tiên dành cho cha Bộ. Khi nghe Đức TGM nói Toà Tổng không
đủ khả năng mua, cha Bộ không nản chí, vẫn tiếp tục cầu nguyện, xin các Đấng
thu xếp. Để cho chủ đất an tâm, cha Bộ nói với chủ đất:
Xin ông cho
hẹn hai tuần lễ để chúng tôi có thời gian suy nghĩ và trả lời dứt khoát mua hay
không mua với ông.
Một chuyện
bất ngờ xẩy đến: nhiều người đến đăng ký với cha Bộ xin mua một phần đất, dù
không quảng cáo hay đăng báo. Đất được chia thành lô nhỏ, với giá 200$/m2. Toà
TGM xin mua một số để sau này lập họ đạo. Khu đất này sau xây nhà thờ Chúa
Kitô, và hiện đang được tạm trưng dụng làm một phân khoa đai-học luật. Tổng
cộng có trên 200 người đăng ký mua. Sau khi đã hết hạn đăng ký, cha Bộ mời tất
cả những người đã đăng ký và đã trả tiền đến ngồi lại với nhau, trao đổi phương
cách chia để rút thăm lấy phần đất của mình. Mọi thủ tục rút thăm, lập hồ sơ
danh bộ sở hữu chính thức, đều tiến hành tốt đẹp.
Có được khu
đất xây dựng như lòng mong ước, cha Bộ tiến hành lập một uỷ-ban bắt tay vào
việc xây dựng Trung-tâm Thánh Mẫu Fatima Bình-triệu. Ưu tiên số một là xây dựng
một đài đặt tưỡng Mẹ Fatima cao 3m. Điêu khắc gia Nguyễn-văn-Thoại được chọn để
thiết trí tượng đài, gọi là Đài Đức Mẹ Fatima Bình-triệu. Công trình xây dựng
bứơc đầu rất khó khăn, gian nan: 5 cha con dựng lều tạm trú trong khu đất
hoang, rắn rết, muỗi, kiến, bọ cạp, thường xuyên đe dọa tấn công.
Dù đã có
miếng đất lý tưởng, nhưng trong túi ngài chẳng có đồng xu nào cả, ngài cùng 4
chị thiện chí và những người quan tâm đến công việc thực hiện tượng đài không
ngừng cầu xin Mẹ để Mẹ sắp xếp cách nào tượng đài sớm hoàn thành để đoàn con
của Mẹ có nơi lui tới kính viếng Mẹ. Chuyện bất ngờ xẩy ra: ông Lê-minh-Thu ngụ
tại đường Chi Lăng đến dâng cúng một chi phiếu 100.000$. Việc chuẩn bị tượng
đài như được thêm sức mạnh và lòng hăng hái, nên đã cố gắng thực hiện cho xong
trứơc ngày 15 tháng 8 năm 1966.
• Tượng Mẹ
được chở tới và đặt vào đế đúng 17 giờ ngày 10/8/66
• Sau đó, 2 cây nến được thắp trên tượng đài, những người hiện hiện đọc 3 kinh
Kính Mừng tạ ơn Mẹ.
• Như đã
định trước, chiều ngày 15 tháng 8 năm 1966, Đức TGM đến làm phép tượng đài, và
dâng Thánh Lễ đầu tiên đánh dấu ngày trọng đại khai mở một trung tâm dâng kính
Mẹ Fatima đầu tiên tại Việtnam.
Từ đó đến
nay, lớp lớp người đến đây thăm Mẹ, tâm sự với Mẹ, và khi ra về, người người
đều hân hoan vui sướng, như thể mình đã được ấp ủ, yêu thương, nâng đỡ của Mẹ
Trời, đặc biệt là ngày 13 tháng 10 hằng năm.
Xin kể ra
đây 2 chuyện lạ đã xẩy ra tại tượng đài: một chuyện xẩy ra trước 1975, và một
chuyện xẩy ra sau 1975.
Chuyện xẩy
ra trước 1975:
Sau khi
nhiều ngừơi đến viếng tượng đài và mỗi tuần có thánh lễ, vào một ngày, trên con
sông phía sau tượng đài, có một toán tuần tra 4 người đi trên xuồng máy: 3
không Công giáo, và một người là Công-giáo. Họ bảo nhau:
Cái bà đó
đứng trên đài cao , người ta đến chiêm bái cầu xin, mà sao chiến tranh vẫn cứ
xẩy ra. Thật là vô ích. Mình bắn hạ bà đó xuống đi.
Họ thách
thức ai bắn trúng tượng sẽ được đãi một chầu nhậu. Ba anh chàng không Công-giáo
bắn xối xả vào tượng, nhưng không trúng, anh theo đạo Công-giáo nói: để tao bắn
cho. Anh nổ súng, và bắn trúng ngay ngón tay phải út, của bàn tay giơ lên. Thế
là bàn tay phải Mẹ mất ngón út. Đồng thời chuyện lạ xẩy ra: Anh té nhào xuống
sông, 3 ngày mới tìm thấy xác.
Đươc tin dữ,
cha Bộ làm Giờ Thánh đền tạ, và nhờ nhà điêu khắc Thoại đến làm lại cho Mẹ ngón
tay út khác. Ông vội vã đến lấy kích thước, thực hiện ngón tay khác, rồi đem
đến gắn vào. Nhưng loay hoay cả ngày cũng không thể nào gắn vào được: gắn xong
xuôi, leo xuống ngắm nghía, ngón út mới lại rơi xuống. Ông buồn chán, thầm xin
Mẹ giúp. Ngồi xuống, ông giuỗi chân ra, thì tình cờ ngón chân ông chạm vào một
sợi giây thép trong cái lỗ hổng người ta dùng dựng lều; ông kéo lên, reo mừng
sung sướng:"đúng là ngón tay út của Mẹ bị bắn rớt". Ông leo lên gắn
vào, ngón dính được vào bàn tay và ngón út ấy vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Có
điều lạ, ông không thể nào làm cho liền hoàn toàn như lúc ban đầu. Vết đứt, dù
có làm liền, rồi cũng lại xuất hiện vết sẹo. Ông vẫn thường tâm sự: "Mỗi
lần tôi được gọi đến để tô điểm lại tượng Mẹ, tôi thấy tượng Mẹ đã trở nên mỗi
ngày mỗi sống động hơn, nếp áo cũng mỗi ngày mỗi uyển chuyển hơn. Quả thực, tôi
đâu có đựơc tài này".
Chuyện lạ
sau năm 1975:
Cha Phaolô
có thói quen ra đài Mẹ cầu nguyện hằng ngày, nhưng mục đích chính của ngài là
có mặt thường xuyên để những ai muốn đến toà cáo giải thì cha sẵn sàng đáp ứng.
Hôm ấy, có một bà ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm lên đài Mẹ, ôm theo một bó hoa
lớn, đặt dứơi chân tượng đài, rồi ra về, nhưng chị loay hoay nhiều vòng trong
tượng đài không thể ra được. Cha thấy lạ, đến hỏi chị, chị nói: Con không thể
ra được vì các cửa đều khoá. Cha Bộ rất ngạc nhiên, nói với chị ta: Chị nhầm
rồi, các cửa đều mở, không khoá. Chị thử kiểm lại đồ xem có quên gì trên đài
không. Lúc đó chị thú nhận: đã để một khối chất nổ trong bó hoa.
II.
Linh-phụ đầu tiên của Tu-hội Bác-ái Bình-triệu
Dù đang phải
đôn đốc xây dựng ngôi Thánh-đường Chúa Kitô được Đức TGM làm lễ đặt viên đá đầu
tiên ngày 8 tháng 12 năm 1966 và khánh thành vào ngày 6 tháng 1 năm 1973, cha
sắp xếp công việc xây cất, trao cho ông Tri tiếp tục công việc giang dở, và dù
đang giữ những chức vụ quan trọng của các hội-đoàn công-giáo tiến hành, như:
linh hướng Hội-dòng Ba Cát-minh, giám-đốc đoàn con Đức Mẹ, giám-đốc Thiên-hội
Giáo-hoàng Truyền-giáo, cha vâng lời Đức TGM sai đi một số nước trên thế giới
để nghiên cứu và học hỏi thêm tinh thần linh-đạo của một số Cao-trào Công-giáo
Tiến-hành trên thế giới, như tinh thần linh-đạỉo của Tu-hội Bác ái ( Foyer de
Charité ) bên Pháp.
Tới
Marseille, ngài dừng chân tại Hội-dòng Cát-minh Bordeaux một tuần để tham dự và
học hỏi cách thức sinh hoạt của hội-dòng. Tới Toulouse ngài dừng chân một tháng
để học hỏi về Thánh-Mẫu-học. Và cuối cùng, ngài được cha Finet, lúc đó là
Giám-đốc Trung-tâm Bác-ái tại Châteauneuf de Galaure, tiếp kiến. Cha giám-đốc
giới thiệu ngài với cha Oury để hai vị trực tiếp trao đổi với nhau về tinh thần
của Tu-hội Bác-ái. Qua 4 tháng học hỏi, tiếp xúc với các linh phụ tu-hội Bác-ái
(cha Célestin Katézéra ở Phi Châu, cha Pierre Ghuet Đài-loan), ngài được cha
Finet gọi về nhà mẹ bên Pháp thụ huấn tinh thần tu hội. Hằng tuần, ngài được
gặp chị Marthe Rôbin (quen gọi chị Mạc) một lần. Ngài kể có lần ngài được cha
Finet cho ngài kiệu MTC cho chị Mạc với lời dặn: "Cha hãy cẩn thận giữ MTC
cho thật chặt kẻo MTG sẽ tuột khỏi tay cha đó". Nhưng dù đã được nhắc nhở
trứơc và đã thận trọng giữ MTC thật chắc, nhưng khi vừa bứơc được một chân vào
phòng chị Mạc, MTC đã vuột ra khỏi tay cha và bay thẳng tới miệng chị Mạc.
Tưởng cũng
nên nói đôi giòng về chị Mạc. Có lần Chúa nói với chị:
- Cha muốn
làm một vài việc mới mẻ… một lễ Hiện-xuống mới của tình thương.
Chị sinh
ngày 13 tháng 3 năm 1902, cha là Giuse Robin, mẹ là Amélia Celestin Chosson,
ông bà giữ đạo thật hoàn hảo. Lần đầu tiên được rứơc Chúa khi chị 10 tuổi ngày
lễ Mông-triệu năm 1912, chị tâm sự:
Tôi tin rằng
lần rứơc Chúa lần đầu ấy là lần mà Chúa biến tôi thành sở hữu của Người. Tôi
tin rằng, kể từ lúc ấy, Người đã chiếm trọn tôi.
Tháng 8 năm
1918, chị thấy đau nhức toàn thân, không ăn uống gì được, đôi mắt nhức không
thể nhìn ánh sáng, nằm liệt giường bất động. Trong cơn bệnh, chị thị kiến thấy
Đức Mẹ, và tình trạng bại liệt của chị đã khả quan hơn, có thể ngồi xe lăn.
Ngày 15 tháng 10 năm 1925, ngày kính Thánh Têrêsa Avila, chị toàn-hiến cho Chúa
Cha. Kể từ 25 tháng 3 năm 1928, chị hoàn toàn bại liệt, nằm trên giường, tay
phải để trên ngực, tay trái dọc thân mình. Có lần quỷ cám dỗ chị không được, đã
vả vào miệng chị, gẫy 2 cái răng.
Cuối tháng 9
năm 1930, Chúa Giêsu đến với chị và nói:
- Con có
muốn nên như Cha không?
Và chị đã
đáp lại tiếng gọi của Chúa. Qua 2 tháng 10 năm 1930, thứ Sáu đầu tháng, Chúa
Giêsu lại đến với chị. Chị kể:
Lúc đó, tôi
cảm thấy một ngọn lửa nóng bừng, đó là ngọn lửa từ Chúa Giêsu phát ra, giống
như một luồng ánh sáng… Trứơc hết Chúa Giêsu yêu cầu tôi dâng đôi tay. Tôi thấy
như có một lưỡi dao phóng ra từ trái tim Người , rồi chĩa thành 2 ngọn, một
ngọn đâm thủng bàn tay phải tôi, một ngọn đâm thủng bàn tay trái. Nhưng cùng
một lúc, có thể nói được rằng, đôi bàn tay tôi bị đâm thủng từ bên trong. Sau
đó, Chúa mời tôi dâng đôi bàn chân. Tức khắc tôi vâng lời bằng cách nới đôi
chân và duỗi thẳng ra. Tôi cảm thấy, trong chớp mắt, lưỡi giao chĩa thành 2
ngọn, đâm thẳng vào hai bàn chân tôi…Tiếp đó, Chúa mời tôi chìa ngực và tim ra
cho Người. Người đã yêu cầu tôi dâng đôi bàn tay và đôi bàn chân, tôi vâng lời
càng nồng nhiệt hơn. Tôi hầu như ngất lịm suốt nhiều tiếng đồng hồ… Những tia
lửa bỗng chốc tan biến như đã bất chợt phát ra. Chúa Giêsu mời tôi nhận
Mão-gai, và Người đã đặt Mão-gai lên đầu tôi, nhấn thật mạnh.
Từ đó, chị
Mạc đã mang 5 Dấu Thánh, nhiều người chứng kiến, và việc Chúa mời chị thông
phần đau khổ với Chúa cứ diễn ra mỗi thứ Sáu Đầu tháng. Lương thực hằng ngày
của chị qua mấy chục năm chỉ là MTC chị đón rứơc mỗi tuần. Chị được Chúa gọi về
đoàn tụ trên Nhà Trời ngày 6 tháng 2 năm 1981.
Năm 1933,
Chúa nói với chị Mạc:
- Cha muốn
lập một Trung-tâm Bác-ái, ánh-sáng và tình-thương ở Châteauneuf. Trung-tâm này
sẽ là một ốc-đảo sống động của tình thương, là nơi những việc kỳ diệu sẽ được
thực hiện, là nơi Mẹ rất thánh sẽ làm những việc phi thường cho con cái loài
người.
Và Chúa cam
kết:
- Trung tâm
tình thương này phải được xây dựng ngay, mặc dầu thời thế khó khăn, và
Trung-tâm sẽ được tăng-lên và mở rộng đến các miền xa xôi trong cả địa-cầu.
Lúc đó,
người ta vẽ xong bức hoạ Đức Mẹ Thông-ban Ơn-phúc và nhờ cha Finet đem đến cho
chị Mạc. Qua cuộc tiếp xúc với chị Mạc, nhờ bức hoạ Đức Mẹ Thông-ban Ơn phúc
làm gạch nối, cha Finet nhận làm linh hứớng cho chị Mạc. Theo chỉ thị của Chúa
Giêsu, qua chị Mạc, một dụng cụ của Chúa, cha Finet xây-dựng Trung-tâm Bác-ái,
Aùnh-sáng và Tình-thương vào năm 1936. Mục đích của trung-tâm là huấn luyện một
đội ngũ nội-tá dấn thân theo đường lối mới của Giáo-hội Sống Phúc-âm giữa lòng
dân tộc, với những mục tiêu:
1. Tổ chức
những tuần tĩnh tâm, hướng dẫn người tham dự nghe Lời Chúa, rồi sống Lời Chúa.
2. Người tham dự tĩnh-tâm phải thực hành Lời Chúa trong cuộc sống sao cho mọi
người trở thành tổ-ấm gia-đình, chan hoà yêu thương, tận tình giúp đỡ, không
bao giờ thiếu vắng nụ cười, lời nói dịu ngọt.
3. Mọi thành viên thuộc tổ-ấm gia-đình Trung-tâm Bác-ái, ánh-sáng và
tình-thương phải thực sự sống yêu thương nhau, sẵn sàng chia sẻ của cải, tinh
thần vật chất, cùng nhau sống và rao giảng Tin-mừng.
4. Linh-phụ và chị trưởng chỉ được thay thế khi các người này được Chúa gọi về.
5. Hằng năm, các nội-tá được bồi dưỡng tâm-đức, tại chỗ hay tại Nhà Mẹ
Chateauneuf và các nội tá địa phương có thể cung cấp nhân sự cho các TTBA khác
trong nước mình.
Qua một thời
gian thụ huấn để thấm nhuần linh-đạo của Trung-tâm Bác-ái, ánh-sáng và
tình-thương Quốc-tế Chateauneuf, cha Giám-đốc Trung-tâm Finet cử hành Lễ Sai-đi
cho cha Bộ và cho phép thành lập một trung tâm Bác-ái, Aùnh-sáng và Tình-thương
tại Việt-nam. Trở về VN, cha xin phép toà TGM Saigon lập Trung tâm Bác-ái tại
Trung-tâm Fatima Bình-triệu. Khởi đầu có 4 chị tham gia, các chị là những người
đã gắn bó với cha từ những ngày đầu khởi công xây dựng Trung-tâm Fatima .
Là một
tu-hội giáo-dân, có quy củ và quy luật, dưới sự hướng dẫn của một linh mục
trong tư thế linh-phụ, giúp tu thân , tu tánh theo gương Mẹ Maria, nhằm mục
đích:
• Phục vụ
đền thánh kính Mẹ Maria trong tư thế những người trợ tá điều hành.
• Phụ trách các giờ kinh nguyện, các giờ chầu MTC
• Phục vụ khách hành hương tĩnh tâm: hướng dẫn, sọan thảo và thực hiện chương
trình, sắp xếp chỗ ăn ở.
• Phục vụ Thánh Lễ: trang trí bàn thờ, dẫn lễ, hát lễ,
• Phục vụ Đài Mẹ
• Chăm sóc bệnh nhân, mở phòng phát thuốc khám bệnh miễn phí,…
Trung-tâm
Bác-ái Fatima Bình-triệu hiện có 38 chị dấn thân phục vụ tại Trung-tâm. Ngoài
ra, cha còn mở thêm các TTBA tại Đồng-Lạc Lâm-đồng, và tại ấp Phú-Dong,
Định-quán Đồng-nai….
III.
Linh-hướng gia-đình Hồn-nhỏ từ 1977
Tháng 5 năm
1977, Chúa Giêsu đến với một giáo dân hèn mọn nhiều lần, bằng tình yêu đổ tràn
trên linh hồn chị. Chúa yêu cầu chị hãy làm sống dậy nếp sống nhỏ trong đơn sơ,
khiêm-ha, tín-thác. Thật là ngỡ ngàng và xa lạ vì chưa gao giờ chị nghe biết về
điều này. Chị tìm tòi đủ cách, nhưng không có ai giúp chị một tia sáng nào. Chị
cầu nguyện xin Chúa soi sáng để có được một linh hướng. Chị đến gặỉp cha Bộ,
đang là Giám-đốc Trung-tâm Fatima Bình-triệu. Qua cầu nguyện xin ơn soi sáng,
cha đã nhận lời. Thế là gia-đình Hồn-nhỏ bắt đầu hình thành. Tình cờ chị có
được cuốn nhật ký của chị Magaritta Thông-điệp Tình-yêu Nhân-hậu gửi các
Hồn-nhỏ ông Phạm-đình-Khiêm chuyển ngữ tiếng Việt ( sau này, hồn-nhỏ VN hải
ngoại đã dịch lại ). Từ đó, cuốn Thông-điệp ấy và cuốn Thánh Kinh là những sách
thiêng liêng chị siêng năng đọc. Cuốn Thông-điệp Tình-yêu Nhân-hậu đã trở nên
thủ bản của gia-đình Hồn-nhỏ Việt-nam, trong nứơc cũng như ngoài nước.
Chính nhờ sự
nâng đỡ, hướng dẫn thường xuyên của Chúa và Mẹ Maria, cũng như tinh thần bé nhỏ
của cha linh hướng Phaolô, những người đến tận hiến, rồi toàn-hiến ngày càng
đông. Chính cha linh hướng đã đi thăm hỏi, đốc thúc và khích lệ, cũng như tổ
chức những buổi tĩnh tâm, gặp gỡ mà anh chị em hồn-nhỏ, giúp anh chị em đi sâu
vào sống tinh thần nhỏ theo đường lối chị Thánh Têrêsa Hài-đồng, và dấn thân
phục vụ đểỉ thánh hoá bản thân, giúp nhau sống đạo theo Phúc-âm, thực thi 3
huấn lệnh Fatima, yêu thay, đền thay. Cha luôn đồng hành và giúp anh chị em
hồn-nhỏ sống trung thành với lời tận hiến. Đời sống nội tâm của các hồn-nhỏ
càng ngày càng vững hơn, nhờ cha linh hướng đạo hạnh, thánh đức.
Xin nhớ đến
chúng con, cha ơi!
Thương mến cha vô cùng.
Cảm tạ cha đã dìu dắt chúng con trên đường thơ-ấu thiêng-liêng này
Trần Văn
Kiên