THỜI KỲ HÌNH THÀNH (1875 - ĐẾN NAY )
A. CHA SỞ ĐẦU TIÊN: CHA ANTÔN NGUYỄN VĂN VÕ (1875 – 1886)
1. NĂM 1875 HÌNH THÀNH HỌ ĐẠO BÚNG:
Ngài
sinh năm 1837 tại Thủ Ngữ (Sài Gòn) chịu chức linh mục năm 1866. không
rõ Ngài được GM Jean Claude Miche (1864 – 1873) hay GM Isidore Francois
Joseph Colombert (1873 – 1894)(thời của Ngài gần 200 nhà thờ được xây
dựng) sai đi phục vụ họ Búng từ lúc nào nhưng trong sổ rửa tội đang lưu tại Búng, thì ở trang 7, số 14 có ghi: Cha
Antôn rửa tội cho Anna Vô ngày 11/01/1875; Ở trang 3, số 5 ghi ngày
08/04/1875 cha Antôn rửa tội cho Phêrô Trong, sinh ngày 06/02/1875 con
của Phêrô Núi và Maria Ngọc; Trang 9, số 18 ghi ngày 15/01/1875, cha
Antôn rửa tôi cho Gioan Baotixita Lai, con ông Simon Định và bà Maria
Hậu.
Như vậy có thể giải quyết được năm họ đạo Búng hình thành rõ rệt là năm 1875.
Cũng
nên nhớ rằng 1875 là năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo khắp thế giới.
Trong báo cáo hàng năm 1875, Giám Mục Colombert đã viết: “Trong giáo hội
Tây Đàng Trong có 43.000 giáo dân (40.000 người Việt Nam, Trung Hoa,
Châu Á, 3500 người Âu), 36 giáo xứ (Paroisse), 164 họ đạo (Chrétienté),
150 nhà thờ hay nhà nguyện…..Tôi đã chỉ định hai nhóm 5 hay 6 nhà truyền
giáo và linh mục bản xứ lần lượt đến các giáo xứ. Trong 6, 8 hay 10
ngày tùy theo số giáo dân, các cha giảng 3 bài mỗi ngày, cho họ xét
mình, xưng tội, rước lễ, gỡ rối các đôi hôn phối, kêu gọi người có tội
công khai và bỏ đạo trở về. Dân Việt chứng tỏ thiện chí đáng khen và cố
gắng hết sức để hưởng ơn toàn xá. Họ ở nhà thờ suốt ngày, và đêm hôm,
quên ăn, quên uống. Suốt dọc đường hay ở nhà, họ giữ thinh lặng khổ
hạnh”.Trong biến cố này, chắc họ Búng cũng không hờ hững và dĩ nhiên
phải có linh mục giúp đỡ. Rõ rệt là theo sổ rửa tội, thì năm 1875, cha
đã rửa tội 54 người: 48 trẻ nhỏ, 6 người theo đạo (5 người lớn, 1 em
nhỏ)
Đây cũng là một lý do nữa để khẳng định họ đạo Búng chính thức hình thành vào năm 1875.
2. NHÀ THỜ THỨ TƯ
Cha
Martin ghi: :Cha Antôn xây dựng tại một khu đất gần chợ Búng, một nhà
thờ khá rộng rãi, nhưng về sau, với số giáo dân đông lên, nó trở nên quá
nhỏ”
Còn
truyền thống khác chép rằng: “Có ông lái bán cá ở cầu bà Hai Mọi dưng
một phần đất, nên dời nhà thờ về đó (khu đất chùa Bà ngày nay). Gần nhà
thờ có một trường học. Khởi sự từ đây cha sở là cha Antôn Võ
Nhà
thờ này không tồn tại được lâu, vì một đêm nọ, mưa to gió lớn đã thổi
sập tất cả, Cha Antôn bị kẹt trong đóng đổ nát đó, nhưng không bị thương
tích gì. Sáng hôm sau giáo dân đến dọn dẹp và đem cha Antôn ra ngoài.
3. NHÀ THỜ THỨ NĂM
Nhận thấy có nhiều bất tiện, huyên náo vì gần chợ, lại thêm gần sông Búng nên cha Antôn đề nghị xây nhà thờ ở địa điểm khác.
Thời
kỳ này giao thông chính yếu ở vùng này là bằng ghe thuyền (đường thủy),
còn đường bộ chỉ là đường mòn, đường đất nhỏ hẹp. Năm 1880, chính quyền
mở đường từ Lái Thiêu phóng thật ngay đi ngang qua Cây Me, Hưng Định,
nhưng tới An Thạnh thì không rõ lý do nào mà ngưng lại (cho đến nay -
2007). Còn đường quốc lộ 13 lúc ấy là đường mòn, từ Lái Thiêu qua cầu
Mới, đến Cầu Ngang, theo con sông Búng lên Thủ Dầu Một, thì được trải
đá và hoàn thành năm 1895. Do đó mới biết nhà thờ Lái Thiêu được xây từ
năm 1894 – 1897 quay ra hướng sông là hướng chính.
Chọn
địa điểm xong thì lo xây cất. Tuy nhiên, theo truyền tụng thì nhà thờ
thứ Năm này cũng hư hại do bão táp, chi tiết này không được cha Martin
ghi rõ, nhưng Ngài viết cha Thơ (1886 – 1893) kế nhiệm cha Antôn Võ, “lo
xây dựng nhà thờ mới”. Vì nhà thờ cũ theo ông Linh ghi lại “cũng cất
bằng cây lợp lá”.
+ Như vậy địa điểm hiện nay có 2 ngôi nhà thờ: Một do cha Antôn Võ, và một do cha Thơ.
1. VIỆC MỤC VỤ CỦA CHA ANTÔN – CHA SỞ ĐẦU TIÊN:
Theo
lời ghi chép của cha Martin, cha Antôn đã để lại một kỷ niệm rất sống
động nơi họ Búng. Giáo dân gọi cha Antôn với tấm lòng kính trọng, đầy
yêu thương. Cha rất nhiệt thành lo cho ơn gọi. Thời của cha có tới 20
chủng sinh họ đạo đi chủng viện, cha đã cung cấp nhiều ơn gọi cho nhà
Kín, dòng Thánh Phaolô, dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Chợ Quán.
Việc rửa tội trong những năm cha ở Búng được tổng kết như sau:
+ Năm 1875: Cha rửa tội cho 58 người.
+ Năm 1876: Cha rửa tội cho 99 người
+ Năm 1877: Cha rửa tội cho 61 người
+ Năm 1878: Cha rửa tội cho 73 người
+ Năm 1879: Cha rửa tội cho 64 người
+ Năm 1880: Cha rửa tội cho 62 người
+ Năm 1881: Cha rửa tội cho 78 người
+ Năm 1882: Cha rửa tội cho 74 người
+ Năm 1883: Cha rửa tội cho 31 người
+ Năm 1884: Cha rửa tội cho 34 người
+ Năm 1885: Cha rửa tội cho 68 người
+ 04/06/1886: Cha rửa tội cho 25 người
Tổng cộng trong vòng 11 năm, Cha đã rửa tội cho 727 người lớn lẫn trẻ em.
Về
giáo dục, cha Marrtin có viết : Dưới thời của cha Antôn Võ, đã có
trường học đầu tiên. Thầy giáo dạy cho các em bên nam là cựu chủng sinh
học ở Pinăng (Malaysia). Còn các em gái thì cha mời các Dì Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đến
dạy. Như vậy, các dì Thủ Thiêm đã góp công cho họ đạo từ thời cha Antôn
Võ (1875 – 1886). Không rõ giáo dân lúc ấy là bao nhiêu, có thể trên
dưới 1.000 tín hữu, vì số liệu năm 1893 nghĩa là chưa đầy 20 năm (1875 –
1893), thì báo cáo giáo dân Búng lên đến 1.500 người. Qua những số liệu
như thế cha sở rất vất vả.
Vì thế sau 04/06/1886 có lẽ Ngài đã đau yếu nhiều, cha Nhân đến phụ giúp Ngài lo mục vụ.
Và ngày 06/10/1886, cha Antôn Nguyễn Văn Võ, Cha sở đầu tiên của Họ Đạo Búng đã an nghỉ trong Chúa, hưởng dương 49 tuổi.
Ngài đã được an táng phía trước bàn thờ Đức Mẹ trong ngôi nhà thờ mới. (LM Martin ghi).
IN SPE RESURRECTIONIS GRORIOSAE
Xin tạm dịch:
TRONG NIỀM HY VỌNG SỐNG LẠI VINH QUANG
Xin cho linh hồn cha được yên nghỉ
Phần mộ Cha Antôn Nguyễn Văn Võ trước bàn thờ Đức Mẹ
2. CHA SỞ PHANXICÔ TRẦN ĐỨC NHÂN (TẠM THỜI)
Sổ
rửa tội Họ Búng ghi nhận : Sau khi cha Antôn Võ ký sổ rửa tội lần cuối
ngày 04/06/1886 thì cha Nhân đến giúp và ký sổ rửa tội từ 11/06/1886 đến
08/10/1886.
Cha Phanxicô Trần Đức Nhân sinh năm 1849 tại Đất Đỏ (Bà Rịa) chịu chức Linh mục năm 1879 và qua đời năm 1935.